Thursday 22 October 2015

Tối ưu hóa website khách sạn để tăng đặt phòng và doanh thu

Đặt phòng và doanh thu trực tiếp từ website khách sạn đang tăng lên nhanh chóng.
Hiện nay, ở nhiều nước, lượng phòng khách sạn do khách tự đặt trực tuyến chiếm đến khoảng 45 - 50%. Xu hướng này đang ngày càng tăng lên trong những năm tới với sự phát triển của thiết bị di động và máy tính cá nhân.

Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ thông tin, internet đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho ngành du lịch trong việc tiếp cận khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau.

Các khách sạn bán và nhận đặt phòng thông qua GDS (Hệ thống phân phối toàn cầu), OTA (Đại lý du lịch trực tuyến) và website của khách sạn.

Trong đó, việc bán phòng qua website khách sạn là kênh bán hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao nhất do khách sạn không phải trả chi phí hoa hồng.

Các yếu tố then chốt để tối đa lượng đặt phòng trực tiếp và doanh số từ website khách sạn:

Thiết kế và tính năng:
  • Website phải có Hệ thống quản trị nội dung (CMS) thay vì website tĩnh như trước đây. Hệ thống quản trị nội dung cho phép người quản trị website cập nhật hoặc chỉnh sửa các tin tức, bài viết, nội dung mà không cần phải có quá nhiều kỹ năng về công nghệ thông tin.
  • Nhiều hình ảnh: Để tăng khả năng giao tiếp với khách hàng, mỗi trang trên website cần có hình ảnh chất lượng cao và có liên quan đến nội dung của trang web.
  • Website phải được thiết kế để có thể truy cập được từ các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy tính bảng.
  • Đơn giản, dễ truy cập, cần có Hệ thống đặt phòng (Booking Engine) được tích hợp sẳn trên website.
  • Hệ thống đặt phòng phải có chức năng để khách hàng chỉnh sửa hoặc hủy đặt phòng.
  • Chỉ thu thập những thông tin thực sự cần thiết từ khách hàng để xử lý đặt phòng.
  • Các chương trình khuyến mãi phải được hiển thị nổi bật trên website cũng như trên trang đặt phòng.
  • Cần có công cụ chuyển đổi loại tiền tệ để khách hàng kiểm tra tổng số tiền của đặt phòng.
  • Nên tích hợp các "huy hiệu" mạng xã hội và nút "like" trên website. Ví dụ: Nút like của Facebook, nút follow của Twitter, các nút review của Google+ và Tripadvisor...
  • Hiển thị vị trí của khách sạn bằng cách tích hợp bản đồ động của Google hoặc MSN.
  • Hiển thị địa chỉ chính xác và đầy đủ của khách sạn trên website.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
  • Website phải thân thiện với công cụ tìm kiếm. Hệ thống quản trị nội dung phải được thiết kế cho phép chỉnh sửa các thẻ meta như Meta description, Meta keywords, thẻ <H1>, Meta title...
  • Các nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 75% việc tìm kiếm khách sạn được thực hiện trên internet và khoảng 40% các tìm kiếm đó được chuyển đổi thành các đặt phòng.
  • Tránh nhúng các file flash, các đoạn mã java trong website vì hầu hết các công cụ tìm kiếm không có khả năng đọc các file này dẫn đến việc thứ hạng website bị hạ xuống.
  • Hơn 80% các khách hàng tìm kiếm trên Google. Vì vậy cần quan tâm tới công cụ tìm kiếm này nhiều nhất.
  • Để có được nhiều đặt phòng trực tiếp từ website hơn, website của khách sạn phải có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm chủ yếu như Google, Bing, Yahoo và các trang web được nhận dạng phù hợp trên công cụ tìm kiếm (Thử bằng cách gõ tên miền đầy đủ vào Google và xem có bao nhiêu trang web của website được Google tìm thấy).
  • Cập nhật các thông tin, nội dung trên website ít nhất 2 lần mỗi tuần.
  • Gửi thư cho người dùng đã đăng ký thường xuyên để cập nhật các nội dung mới, các chương trình khuyến mãi, các sự kiện sắp diễn ra...
  • Hãy đảm bảo các nội dung trên website là độc nhất (Bài viết về các sự kiện diễn ra tại địa phương, các khuyến mãi, chương trình tại khách sạn...) để tăng lượng đặt phòng trực tiếp.
  • Đừng bao giờ sao chép nội dung từ website của đối thủ cạnh tranh vì điều này sẽ dẫn đến kết quả tệ hại xét về phương diện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cũng như có thể bị phạt vì vi phạm bản quyền.
  • Sử dụng Google Analytics (một công cụ miễn phí của Google) để đo lường hiệu quả của các quảng cáo có trả tiền cũng như xác định các từ khóa khách hàng sử dụng nhiều nhất để tìm đến website.
  • Thiết lập tài khoản sử dụng công cụ Google Webmaster và Bing Webmaster và thực hiện theo các khuyến cáo, cảnh báo từ hệ thống.
Truyền thông mạng xã hội
  • Tạo lập các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google+...
  • Chăm sóc để các nội dung trên mạng xã hội luôn sinh động và hấp dẫn.
  • Sử dụng nhiều cách thức để tăng lượng like, theo dõi trên mạng xã hội như tích hợp nút like của Facebook trên website, mua dịch vụ quảng cáo...
  • Tạo trang Google+ để thúc đẩy kết quả tìm kiếm.
  • Thông báo cho khách hàng biết thông qua tin thư hoặc mạng xã hội khi cập nhật nội dung mới trên website.
  • Tích hợp chức năng đặt phòng trực tiếp từ Facebook.
Tăng lượng truy cập bằng quảng cáo có trả tiền (CPC) và các kênh quảng cáo khác.
  • Thay vì phải trả phí hoa hồng cho OTA, hãy dành một phần trong đó để trả cho các dịch vụ quảng cáo của các công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội để tăng lượng đặt phòng trực tiếp.
  • Kiểm soát các đặt phòng có được từ các chiến dịch quảng cáo để tính toán hiệu quả.
  • Mua các quảng cáo trực tuyến với chi phí tối ưu nhất.
  • Một khi khách hàng đã quen thuộc với website rồi thì bạn không cần phải tốn tiền cho việc quảng cáo nữa mà vẫn có thể có được đặt phòng.
Khuyến khích khách hàng đặt phòng trực tiếp
  • Nếu có bán phòng trên các OTA khác nữa, hãy đảm bảo rằng giá trên website và các OTA là đồng nhất.
  • Tăng cường bán phòng thông qua các gói để khuyến khích khách hàng đặt phòng trực tiếp mà vẫn tránh được tình trạng không đồng nhất giá với các OTA.
  • Tặng thêm dịch vụ cho khách đặt phòng trực tiếp (Ly nước welcome đặc biệt hơn, nâng hạng phòng miễn phí...)
  • Đặt tend card trong phòng để giới thiệu những ưu đãi khi đặt phòng trực tiếp qua website khách sạn.
Trong một thế giới luôn thay đổi, những điều trên đây là đúng với hôm nay, nhưng chưa chắc có thể áp dụng cho ngày mai. Chúng tôi luôn cập nhật những điều mới mẻ nhất để giúp quý đối tác thành công mọi lúc. Hãy liên hệ với Hospro để được tư vấn thêm.

No comments:

Post a Comment